Sắc màu ẩm thực hè với vịt quay Đài Loan xí muội, thực đơn hạnh phúc...
Chị Lê Thị Thanh Thủy (37 tuổi), làm việc tại Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có 3 con đang học ở ba cấp học là: mẫu giáo, tiểu học, THPT. Mỗi năm, tiền học phí cho 3 con là hơn 3 triệu đồng. "Số tiền ấy có thể không quá lớn với nhiều người. Nhưng lớn với gia đình tôi cũng như những người đang có thu nhập thấp. Vậy nên khi nghe thông tin bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026, học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước được miễn học phí, tôi rất mừng", chị Thủy tâm sự.Không riêng gì chị Thủy, hầu hết phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập trên cả nước đều chung niềm hân hoan, phấn khởi với thông tin trên."Tôi vui lắm khi con được miễn học phí", chị Huỳnh Thị Xoan (32 tuổi), phụ huynh có con học tại Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nói.Theo chị Xoan, hàng tháng, chi phí cho con học thêm ngoại ngữ, kỹ năng, các môn thể thao… tốn khá nhiều. Chính vì thế, được miễn học phí giúp gia đình chị vơi đi một nỗi lo. "Khi không phải đóng học phí nữa, số tiền ấy giúp tôi trang trải cuộc sống, tiết kiệm thêm một khoản chi tiêu", chị Xoan chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Tố Oanh (37 tuổi, ngụ ở hẻm 107 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội), kể công việc hiện tại làm hộ lý ở một bệnh viện với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập không cao, một mình nuôi con, nên học phí là "gánh nặng có thật"."Nếu tính cả học phí cùng những khoản khác thì hàng năm phải tốn số tiền rất nhiều. Khi được miễn học phí, tôi cảm thấy được chia sẻ, an ủi", chị Oanh nói.Anh Hoàng Phú Thanh Bình (34 tuổi), làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM, cho rằng việc miễn học phí là sự quan tâm đầu tư của Bộ Chính trị đối với giáo dục. Và đó là món quà đầy ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho toàn bộ học sinh các trường công lập trên cả nước. Từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là những trường hợp còn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập bấp bênh đỡ nghĩ đến chuyện "tiền đâu lo chuyện học cho con".Có những trường hợp là vợ chồng trẻ đã từng trì hoãn kế hoạch sinh thêm con cũng "mở cờ trong bụng", khấp khởi vui mừng."Hai vợ chồng có thu nhập không cao, nên ngần ngại chuyện sinh thêm con. Vì lo không có tiền nuôi con ăn học. Nhưng giờ thì đã tự tin hơn rồi, bởi chuyện học phí của con không còn phải lo đến nữa", anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi), làm việc Công ty TNH Chinli Mỹ Phước (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nói.Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chung, Trường THPT Lê Thánh Tông (tỉnh Gia Lai), cho rằng miễn học phí cho học sinh công lập là chủ trương rất nhân văn. Những phụ huynh là công nhân, nông dân, không có việc làm ổn định, có cuộc sống còn chật vật sẽ "đỡ đau đầu" trong chuyện lo học phí cho con. Quyết định này cũng đã thật chia sẻ gánh nặng đối với những gia đình nhiều con. Và mọi học sinh ở khắp cả nước có cơ hội học tập bình đẳng, không phân biệt xuất thân từ gia đình giàu hay nghèo. Cũng theo ông Chung, những ngày qua, ông được phụ huynh chia sẻ rằng cảm thấy rất "ấm lòng" với thông tin trên. Em Đào Thị Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (H.Phú Tân, tỉnh An Giang), cho biết: "Nhiều khi thấy ba mẹ lo học phí mà rất thương. Nên khi đọc được thông tin trên các báo về việc từ năm học sau được miễn học phí, em và ba mẹ có thêm niềm vui. Những lo toan của ba mẹ vào đầu mỗi năm học sẽ không còn nữa. Ba mẹ đỡ gánh nặng phải lo tiền học cho em và một người em đang học lớp 7".Chị Hà Mỹ Thanh (32 tuổi), phụ huynh học sinh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng: "Mong là các trường sẽ không có quá nhiều khoản "phụ phí" (các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục – PV). Có như vậy thì tin vui kia mới trọn vẹn. Chứ miễn học phí mà các trường yêu cầu phụ huynh đóng hàng loạt khoản này khoản kia thì phụ huynh cũng... đau đầu".Qualcomm công bố chip Snapdragon X Plus giúp nâng tầm PC Windows 11 ARM
Ca sĩ Dương Hồng Loan gây chú ý khi đảm nhận vai trò giám khảo Người kể chuyện tình cùng với danh ca Thái Châu và NSƯT Vân Khánh. Theo dõi màn trình diễn của các thí sinh, cô không khỏi bồi hồi khi nhớ lại chặng hành trình theo đuổi đam mê ca hát của mình.Nữ ca sĩ tiết lộ từ nhỏ cô đã sớm bộc lộ tiềm năng khi là gương mặt quen thuộc trong các sự kiện, cuộc thi văn nghệ của nhà trường. Thế nhưng khi trưởng thành, cô lại chọn theo học công nghệ thông tin. Dù vậy, niềm đam mê âm nhạc vẫn luôn thường trực trong lòng cô. Thời điểm sinh viên, bên cạnh công việc dạy kèm, nữ ca sĩ còn nhận đi hát tại những tụ điểm, từ đó, cô quyết định theo đuổi nghệ thuật cho đến hiện tại. Xuất phát điểm không được đào tạo qua một trường lớp chuyên nghiệp nào, thế nên con đường ca hát của giọng ca gốc Đồng Tháp không tránh khỏi khó khăn, gặp nhiều sự cố “dở khóc dở cười”. Nữ ca sĩ kể: “Thời gian đầu không thể tránh khỏi những lời khiếm nhã, không phải là mọi người chê bai tôi mà họ có những hành động khiến tôi tổn thương. Có lần, khán giả muốn tặng hoa nhưng buộc tôi đi xuống đến tận bàn ăn. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ bản thân không xứng đáng để được khán giả tặng hoa”.Hay thời điểm ca sĩ Dương Hồng Loan nổi lên như một hiện tượng trên YouTube khi phát hành những ca khúc trữ tình, bolero. Bên cạnh những bình luận so sánh với những nghệ sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc trữ tình, giọng ca gốc Đồng Tháp còn bị nghi ngờ về khả năng hát live. Sau quãng thời gian nỗ lực, học luyện thanh, nữ ca sĩ chứng minh được khả năng của mình và nhận được sự yêu thương từ khán giả.Trải qua không ít thử thách để có được sự nghiệp ổn định như hiện tại, nữ ca sĩ tâm niệm: “Tôi nghĩ các bạn trẻ đam mê với âm nhạc, đang theo đuổi ca hát có lẽ nên xem Dương Hồng Loan như một hình tượng để các bạn theo đuổi. Bởi tôi chưa từng nghĩ một ngày nào đó trở thành ca sĩ chuyên nghiệp và được khán giả yêu thương như vậy. Tôi chỉ biết đam mê ca hát và muốn đứng trên sân khấu để phục vụ cho mọi người. Đặc biệt, tôi cũng chưa bao giờ bị cám dỗ bởi đồng tiền”. Bên cạnh sự nghiệp ca hát thăng hoa, đời sống hôn nhân viên mãn và được chồng yêu chiều hết mực của nữ ca sĩ cũng khiến khán giả ngưỡng mộ. Giọng ca gốc Đồng Tháp tiết lộ người bạn đời đã hi sinh công việc riêng để đồng hành, tháp tùng cô trong những chuyến lưu diễn gần xa.Trả lời cho câu hỏi là trụ cột kinh tế chính trong gia đình, giọng ca gốc Đồng Tháp thẳng thắn: “Có thể nói là tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không hẳn là trụ cột vì tôi và ông xã đều cùng chung tay xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Chúng tôi gắn bó cho đến ngày hôm nay đó chính là sự đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia đến từ hai phía. Trong nhà tôi chưa bao giờ xảy ra một tiếng cãi vã lớn. Khi xảy ra một vấn đề gì đó, chỉ cần tôi 'chiến tranh lạnh' thôi, ông xã đã hiểu tôi không thích điều đó, còn ông xã thì ngược lại”.
Giáng sinh thăm nhà thờ hơn 120 năm tuổi của người Hoa khu Chợ Lớn
Trưa 6.2, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SIC giảm giá vàng miếng SJC thêm 2 lần ở chiều mua vào thêm 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với giá đầu giờ sáng lên 1,3 triệu đồng/lượng, xuống còn 86,9 triệu đồng/lượng. Ở chiều bán ra, Công ty SJC giảm thêm 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày là 1,1 triệu đồng/lượng, xuống còn 90,1 triệu đồng/lượng.Các đơn vị kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC xuống nhanh. Tập đoàn Doji giảm thêm 500.000 đồng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày lên 1 triệu đồng mỗi lượng, xuống 87,2 triệu đồng ở chiều mua vào. Trong khi đó, chiều bán ra của Tập đoàn Doji chỉ giảm 300.000 đồng/lượng, nâng mức giảm trong ngày lên 800.000 đồng/lượng, còn 90,4 triệu đồng. Tương tự, Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng giảm giá mua vào vàng miếng nhanh hơn so với bán ra, tương ứng ở mức 500.000 đồng và 300.000 đồng, xuống còn 87,2 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,4 triệu đồng… Lực bán vàng miếng SJC chốt lời trên thị trường khiến giá vàng sụt giảm nhanh. Trong khi kim loại quý trên thị trường thế giới vẫn xoay quanh mức giá 2.860 - 2.870 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC hiện cao hơn thế giới 2,7 - 3 triệu đồng/lượng. Dù vậy độ rủi ro về giá trên thị trường gia tăng. Chính vì giá mua giảm nhanh hơn giá bán dẫn đến chênh lệch gia tăng, giá bán cao hơn mua vào lên 3,2 triệu đồng/lượng thay vì 3 triệu đồng/lượng trước đó.Tương tự, giá vàng nhẫn trên thị trường cũng sụt giảm vào đầu chiều 6.2, bị "thổi bay" từ 200.000 - 300.000 đồng mỗi lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vàng nhẫn còn 87,2 triệu đồng, bán ra 90,35 triệu đồng. Còn Công ty Phú Quý có giá bán ra rời khỏi mức 90 triệu đồng, xuống còn 89,8 triệu đồng, chiều mua vào còn 87,1 triệu đồng. Tập đoàn Doji có giá mua vàng nhẫn ở mức 87 triệu đồng, bán ra còn 90,4 triệu đồng. Công ty SJC mua vào với giá 86,9 triệu đồng, bán ra 89,9 - 90 triệu đồng… Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng nhẫn từ 2,7 - 3 triệu đồng/lượng
Chiều 31.12, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vẫn đang dùng nhiều biện pháp để tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn lao động sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi (H.Đăk Glei, Kon Tum).Trong sáng 31.12, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể công nhân trong vụ tai nạn lao động này. Hiện cơ quan chức năng đang tổ chức khám nghiệm tử thi và chờ người nhà từ tỉnh Nghệ An vào để bàn giao. Trong vụ sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi 1 vẫn còn 2 nạn nhân bị rơi xuống hố nước sâu khoảng 5 m. Các đơn vị chức năng đang mở đường đưa máy bơm đến hút nước tại hố sâu này để tìm kiếm nạn nhân. Đến 15 giờ 30 ngày 31.12, máy bơm nước phải tạm dừng để lực lượng cứu nạn cứu hộ lặn tìm 2 nạn nhân mất tích.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, UBND H.Đăk Glei cùng chủ đầu tư đã đến động viên, hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi nạn nhân. Theo Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, trong quá trình đổ bê-tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 4 công nhân bị rớt xuống hố sâu và 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người gây tử vong.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12, khi đang thi công đập ngăn dòng thủy điện Đăk Mi 1 thì xảy ra vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo. Ca thi công là ca đêm (thời gian từ 22 giờ đến 7 giờ ngày hôm sau).Trong số các nạn nhân có 4 người là công nhân Công ty Dũng Phúc Lộc (địa chỉ tại xã Cát Văn, H.Thanh Chương, Nghệ An), gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An). Người còn lại là công nhân của Công ty Nguyên Dược (địa chỉ tại TT.Ia Kha, H.Ia Grai, Gia Lai) là A Tuất (34 tuổi, ở xã Đăk Choong).Hiện nguyên nhân vụ tai nạn lao động chết người vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Giải thưởng Sao đỏ 2022 gọi tên nữ CEO tiên phong trong lĩnh vực BPO
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.